Hành Trình Việt

VietVentures 27/1 Nguyen Van Nguyen Street, Dist 1, Ho Chi Minh – Tel: +84 8 38 48 26 27

Hành Trình Việt

VietVentures 27/1 Nguyen Van Nguyen Street, Dist 1, Ho Chi Minh – Tel: +84 8 38 48 26 27

Hành Trình Việt

VietVentures 27/1 Nguyen Van Nguyen Street, Dist 1, Ho Chi Minh – Tel: +84 8 38 48 26 27

Hành Trình Việt

VietVentures 27/1 Nguyen Van Nguyen Street, Dist 1, Ho Chi Minh – Tel: +84 8 38 48 26 27

Hành Trình Việt

VietVentures 27/1 Nguyen Van Nguyen Street, Dist 1, Ho Chi Minh – Tel: +84 8 38 48 26 27

Hành Trình Việt

Du Lịch Campuchia 1 trong 7 kỳ quan thế giới Angkor Wat

Hành Trình Việt

VietVentures 27/1 Nguyen Van Nguyen Street, Dist 1, Ho Chi Minh – Tel: +84 8 38 48 26 27

Hành Trình Việt

VietVentures 27/1 Nguyen Van Nguyen Street, Dist 1, Ho Chi Minh – Tel: +84 8 38 48 26 27

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

sitemap

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Núi Sam Châu Đốc An Giang



Trên con đường trải rộng cách thị xã An Giang chừng 60 km về hướng Tây, một buổi chiều nắng êm ả, tết Đoan Ngọ, tôi trở lại núi Sam. Những hàng sứ trắng đầu xuân đã nhường chỗ cho phượng vĩ tràn cả lối đi. Núi Sam như bừng sáng lên giữa "đám lửa" rực rỡ của mùa phượng vĩ nở hoa.

Nơi núi Sam ngự trị

Người ta gọi là núi Sam. Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải 241m. Vào thời nhà Nguyễn, núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên - ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là rặng núi lẻ loi cuối cùng của miền Nam Việt Nam. Khi đứng từ trên đỉnh cao nhất của núi Đá Dựng (cách đó khoảng 6km) ta sẽ nhìn thấy giữa cánh đồng xanh ngát là hình ảnh một con sam. Có nhiều câu chuyện truyền thuyết về loài sam từng sinh sống nơi đây.
Núi Sam Châu Đốc An Giang

Núi Sam Châu Đốc An Giang


Vùng đất này thật trù phú, cả một đoạn đường dài một bên là biển, bên kia là những cánh đồng lúa xanh ngát, cây cối tươi tốt quanh năm. Thỉnh thoảng, xuất hiện những ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc Campuchia (thờ đạo Phật – phái An Tông hoặc Tiểu Thừa, tăng ni thường mặc áo vàng và sống bằng cách đi khất thực). Nơi này khí hậu ôn hòa mát mẻ vì ngoài cánh đồng, núi Sam còn được bao bọc bởi hệ thống kênh rạch.

Đường lên núi Sam

Từ hai thế kỷ trước, qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia "Vĩnh Tế Sơn") thì núi Sam đẹp như một bức tranh phong thủy. Trong vòng bán kính khoảng 10km đổ lại bên cạnh núi Sam còn có nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang... và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ...

Tách khỏi dòng người đổ về viếng núi Sam trong ngày lễ, theo lời kể của một người dân địa phương, tôi men xuống sườn Đông núi Sam để tìm một ít lá giang. Nếu đã từng nhấm qua một lần cái hương vị của loại lá này, ta sẽ cảm nhận sự thú vị ở đầu lưỡi bởi vị chua thanh lẫn chút bùi bùi. Lá giang dùng nấu canh với thịt gà ăn rất ngon.

Và lạ lắm, cùng một loài này nhưng nếu mọc ở sườn núi phía Tây hay phía Đông thì hương thơm, vị ngon và độ màu cũng khác nhau. Một người dân địa phương giải thích rằng, ở sườn phía Đông núi Sam đón nhận ánh nắng đầu tiên của mặt trời nên loài cây trái nào hương vị cũng thanh hơn.

Những truyền thuyết in trên núi đá

Hang Thủy Tề

Chuyện về loài Sam vẫn chưa kết thúc. Tôi được thầy Ngọc Minh, một tăng sư đã có 15 năm gắn bó với ngọn núi thơ mộng kể cho nghe một truyền thuyết khác. Thầy đưa tôi đến một cái miệng hang hiện đã được lấp tạm thời bằng xi măng, phía bên trái cách lối đi vào chừng khoảng 3 mét, thầy bảo đây là đường đi xuống thủy tề. Tôi ngạc nhiên, thầy tiếp tục câu chuyện của mình...
Hang Thủy Tề
Hang Thủy Tề



Phía bên trên miệng hang, nhìn thẳng lên vách núi dựng đứng có cái lỗ thông thiên, đường kính khoảng gần 1 mét vuông. Trước đây có một cái dây thừng thòng từ miệng hang xuống, nhưng vì du khách đến đây đu dây nhiều quá nên bị đứt một nửa. Năm 1978, Pôn Pốt tràn qua chiếm đóng vùng đất này, chính quyền địa phương đã cho lấp hang lại vì sợ chúng cất giấu vũ khí.

Truyền thuyết kể lại đây chính là nơi ở của con đại bàng, nó đã bắt cóc công chúa và đi vào hang bằng lỗ thông thiên. Trên vách đá của hang in hình người màu trắng, trên vai quàng con vật hình thù như đầu chằn tinh, tay trái dìu công chúa, khiến người ta liên tưởng đây là ông Thạch Sanh.
Bàn thờ Thủy Tề 200 tuổi
Bàn thờ Thủy Tề
Bàn thờ Thủy Tề



Là chuyện từ cái hang này, sau khi Thạch Sanh giết đại bàng, giải thoát công chúa, Lý Thông muốn giành công nên gọi lính lấp miệng hang để giết Thạch Sanh. Không ra khỏi hang được, Thạch Sanh mới lần tìm lối đi khác, cuối cùng tìm ra cửa biển và gặp người có đuôi giống cá...

Bên cạnh cái hang được gọi là "vương địa" đại bàng, qua một lối đi lớn sẽ gặp cái hang thứ hai. Trên miệng hang có bàn thờ Thủy Tề, phía bên trong hang có 3 lối đi nhỏ. Ở dưới hang có loài đá rất lạ, không phản chiếu ánh sáng, rọi đèn vào ánh sáng bị hút hết. Chỉ có đèn dầu mới thắp sáng được dưới này, nhưng đèn dầu mà không có không khí thì không cháy. Cho đến bây giờ cái hang kỳ lạ này vẫn chưa được khám phá.

Người con gái trên đá
Người con gái trên đá
Người con gái trên đá



Theo thời gian, những lớp đá canxi gặp mưa nhiều hút nước trương ra tạo thành những hình thù rất kỳ lạ. Ở một nhánh cửa hang phía Nam, cạnh phiến đá Đại Hồng Chuông khá nổi tiếng là khối đá hình con sử tử từ trên trời bay xuống. Trên đầu sư tử có hình Đức Phật. Theo kinh Pháp Hoa, nhân vật cưỡi sư tử là Bồ Tát Văn Thù - người có tiếng nói êm dịu - tượng trưng cho trí tuệ, phá đêm tối của vô minh. Tôi hỏi khối đá này đã xuất hiện tự khi nào thì được biết nó đã có từ khi thạch động xuất hiện và ngày càng lớn dần thêm.

Chuông cổ
Chuông cổ
Chuông cổ



Lại nói về Đại Hồng Chuông, nhìn kỹ sẽ thấy những khối đá rời, đá có tiếng kêu rất thanh. Nhưng đã nhiều năm trôi qua, kể từ ngày cái chui đánh chuông do người Miên khai phá mảnh đất này mang về xứ, ta có đẽo nhiều cái khác nhưng đánh vào chuông không kêu!

Và cứ thế, những câu chuyện kéo dài mãi... Những truyền thuyết sao lại ứng với tạo vật của thiên nhiên lạ thường, càng khiến cho lời kể thêm hấp dẫn hơn. Mãi nghe, tôi vô tình đưa tay chạm vào một nhũ thạch (vú đá). Vào mùa mưa từ nhũ thạch này phun lên dòng nước trong vắt, mát lành. Có người nói uống nước này có thể chữa được bệnh.

Chiều đã về rất muộn, chim yến gọi bầy quấn tổ, những du khách cuối cùng đã rời núi. Tiếng chuông chùa vọng lại xa xa. Từ biệt núi Sam, hẹn lòng sẽ quay trở lại vì còn nhiều truyền thuyết chưa kịp khám phá…

Sưu tầm

Thắng cảnh Moso Kiên Giang



Moso không chỉ là thắng cảnh thu hút du khách khi đến Hà Tiên mà còn là tuyệt tác của thiên nhiên bởi vẻ đẹp kỳ thú và huyền ảo. Nằm cách Hà Tiên 27km về phía tây nam, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) với địa thế hang động hiểm trở, Moso còn là căn cứ chỉ huy, là địa chỉ “đỏ” của các nhà hoạt động cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Moso là tên gọi chung cho những hang động ăn luồn nhau, có nhiều ngõ ngách trong núi, vách là đá vôi nên được đồng bào Khmer gọi là Moso (đá trắng). Thuở xưa, khi chân núi còn tiếp giáp với biển, những cơn chấn động địa chất đã gây ra hiện tượng đất đai bị sụt lún làm nước biển tràn vào đất liền. Theo thời gian nước biển cùng với sóng xâm thực xoáy sâu vào chân núi tạo thành nhiều hang động. Sự tác động liên tục và kéo dài đã tạo ra những quần thể hang động khác nhau, lòng hang trông rất kỳ lạ và đa dạng nhưng thường có hình bầu dục, bóng loáng và rộng rãi. Đến thăm Moso vào mùa nước lũ, du khách phải vào hang bằng xuồng ba lá rất khó khăn nhưng đi vào mùa khô thì chỉ cần xăn quần lội nước.
Thắng cảnh Moso

Thắng cảnh Moso (Kiên Giang): vẻ đẹp kỳ thú và huyền ảo


Theo lối mòn ngay chân núi là đường dẫn vào hang, bên trong vào mùa mưa thường có nước đọng lại gây ngập nên người ta cho đặt những chiếc cầu gỗ tại chỗ trũng, ngoài ra còn có hệ thống chiếu sáng giúp du khách đi lại dễ dàng. Len qua dãy hành lang thăm thẳm, du khách như đang lạc vào một thế giới xa lạ. Ở đó, trên vách đá dựng đứng có nhiều thạch nhũ, từng ngõ ngách vẫn còn lưu lại những dấu tích của một thời hoang dã như vỏ sò bám trên vách hang...

Moso có một hệ thống hang động ẩn hiện giữa một vùng đồi núi điệp trùng, có nhiều hang thông với nhau, khi to khi nhỏ, hang to có thể chứa cả một tiểu đoàn. Bên trong hang còn có một thung lũng độc đáo rộng khoảng 700m2, không gian thông thoáng, du khách có thể đứng ngắm mây trời lồng lộng và nghe những âm thanh là lạ được tạo ra từ tiếng gió. Nơi đây cây trái um tùm, được bao bọc bởi vách núi lô nhô. Men theo chiếc cầu cây đi về phía tây thung lũng, du khách sẽ gặp một động nước với chiều cao hơn 20m, cảnh vật kỳ ảo dưới ánh sáng vàng vọt len lỏi vào những khe nứt trên vách. Đây được xem là hang động độc đáo, đồ sộ nhất với chiều sâu hun hút, luôn có tiếng gió rít vào khe núi. Những luồng hơi nước tuôn ra từ những mạch nước ngầm tạo cảm giác lành lạnh và ẩm ướt càng làm tăng thêm sự kỳ bí của hang.

Moso là điểm kết nối du lịch của nhiều thắng cảnh Kiên Giang như Hòn Chông, Hòn Phụ Tử, Hà Tiên. Người ta ví quần thể hang động núi Moso như Vịnh Hạ Long thu nhỏ. Đến với Moso, du khách sẽ được thưởng ngoạn một “tiên cảnh” huyền ảo và trải lòng mình với thiên nhiên kỳ thú. Sự huyền bí và thơ mộng nơi đây không chỉ để lại nhiều cảm xúc lưu luyến khó quên cho khách phương xa mỗi khi ghé thăm mà còn ẩn chứa nhiều bí ẩn cho những ai thích khám phá.

Sưu tầm

Cù Lao Ông Hổ An Giang



Cù lao Ông Hổ, nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, TP.Long Xuyên (An Giang), quê hương của Bác Tôn. Trên cù lao có khu lưu niệm và đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái xum xuê. Trước đây, nơi này là ngôi nhà gỗ, được xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của Bác Tôn là cụ Tôn Văn Đề xây dựng, với lối kiến trúc hình chữ Quốc, sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12 m, dài 13 m, rộng hơn 150 m2.

Năm 1984, Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận đây là Di tích Lịch sử Quốc gia. Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, nhân dân tỉnh An Giang đã tiến hành làm lễ khánh thành khu lưu niệm và đền thờ Bác với nhiều công trình mới được xây dựng trên khuôn viên 6,7 ha. Trong đó, ngôi nhà thời niên thiếu và đền thờ tưởng niệm Bác Tôn, được xây dựng trong khuôn viên 1.600 m2 với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, nơi chính điện là tượng Bác Tôn bằng đồng bán thân. Đối diện với đền thờ là nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn - nơi đây các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim hình sống động giúp chúng ta hiểu thêm về Bác, một tấm gương sáng của dân tộc ta về chí khí kiên cường, đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị. Trong khuôn viên khu lưu niệm còn lưu giữ nguyên trạng những hình ảnh, hiện vật gắn với thuở thiếu thời của Bác - đó là căn nhà sàn lót ván 3 gian, 2 chái lợp bằng ngói âm dương cùng với những đồ vật, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình; lũy tre xanh đầu ngõ soi bóng xuống sông Hậu theo thế “Long chầu Nguyệt”. Đã mấy trăm năm nhưng lũy tre vẫn xanh tốt; những ao cá trong vườn vẫn rực màu hoa sen, hoa súng; những vườn cây quanh năm hoa trái trĩu cành...

Khu lưu niệm và đền thờ Bác Tôn tọa lạc ở vị trí cao ráo, vượt đỉnh lũ năm 2000 hơn 0,4 m, gió sông Hậu mát rượi suốt ngày đêm. Từ năm 1998 đến nay, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 lượt khách đến thăm viếng nơi đây. Đây cũng là địa điểm các cơ quan, đoàn thể tỉnh An Giang đến làm lễ dâng hương, báo công, kết nạp đảng viên, đoàn viên... Khu lưu niệm đang trở thành nơi khách thập phương nô nức tới thăm viếng. Nhà bảo tàng với nhiều hiện vật quý từ chiếc xe đạp Bác Tôn sử dụng như một hình thức rèn luyện thân thể đến mô hình máy bay từng chở Bác về thăm quê nhà.

Cù lao Ông Hổ là vùng đất lấy chữ “Đức” làm gốc, con người sống nhân hậu, nghĩa tình, thủy chung son sắt. Thuở Bác Tôn chào đời, cụ Tôn Văn Đề - thân sinh Bác Tôn và các bậc Nho học nhận thấy cậu con trai mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, nhân tướng toát lên vẻ thanh cao, giàu chí khí nên đã dùng chữ đệm là “Đức” trước tên là chữ “Thắng” và dự đoán: Cù lao này có long mạch, nhất định sau này cậu bé sẽ là bậc gánh trọng trách của xã tắc, non sông.
Cù lao Ông Hổ (An Giang) - Điểm du lịch về nguồn

Cù lao Ông Hổ (An Giang) - Điểm du lịch về nguồn


Với những truyền thuyết gắn với hiện thực về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của Bác Tôn nên cù lao Ông Hổ từ lâu đã thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến An Giang. Tình cảm đó đã được đúc kết trong ca dao Nam bộ:

Dù ai xuôi ngược bốn bề

Chưa đến Ông Hổ chưa về An Giang.

Ngày nay, cù lao Ông Hổ đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa, giáo dục truyền thống về nguồn. Cứ đến dịp lễ, Tết, đặc biệt là vào những ngày tháng Tám mùa thu, du khách khắp nơi lại nô nức xuống phà Ô Môi qua sông Hậu để đến với cù lao Ông Hổ.

Website báo Hậu Giang

Bưng Đá Nổi - Lung Cột Cầu - Di chỉ Óc Eo ở Cần Thơ



Từ Lộ Vòng Cung qua sông Cần Thơ, ở chỗ bến phà Rạch Sung, thuộc huyện Phong Điền, du khách sẽ đến xã Nhơn Nghĩa. Từ đây có đường tẽ về rạch Mương Khai, nơi có Bưng Đá Nổi - Lung Cột Cầu, là một di chỉ, thắng cảnh đẹp.

Xuyên qua những vườn dâu, sầu riêng, măng cụt xum xuê, trĩu quả dọc theo những con rạch nhỏ, dài, bàng bạc nước phù sa, qua nhiều cây cầu gỗ, xi măng thô sơ, trên con đường vắng vẻ còn nét hoang sơ, bạn sẽ đến một khu vườn rộng rãi, thoáng mát có rất nhiều cây cảnh, cây ăn quả và những ao, chuôm với rất nhiều bông sen, bông súng, bèo dại cùng tràm, bạch đàn, cát đằng, đan xen trong một tổng thể hài hòa với những ngôi nhà thủy tạ, nghỉ mát có kiến trúc nhẹ, đẹp mắt.
Bưng Đá Nổi - Lung Cột Cầu - Di chỉ Óc Eo ở Cần Thơ

Bưng Đá Nổi - Lung Cột Cầu - Di chỉ Óc Eo ở Cần Thơ


Di chỉ Bưng Đá Nổi - Lung Cột Cầu được phát hiện cách đây vài mươi năm do sự tình cờ. Khi đào mương, lên liếp trồng cây, mò cua, bắt cá... trong những lung, bàu, mương rạch tự nhiên, con người đã nhặt được một số mảnh sành sứ, ấm chén, tượng đá, mảnh vàng thuộc niên đại văn hóa Óc Eo. Vào những năm 1990, Viện Khảo cổ Trung ương đã có cử đoàn khảo sát đến ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền để tiến hành thăm dò, khai quật.

Qua những kết quả của khảo cổ học và những tư liệu, thư tịch cổ, người ta đã đủ cơ sở khẳng định rằng, trước người Chân Lạp (Khmer) đã từng có một sắc dân với nền văn minh, văn hóa Hindu gốc Nam Á xuất hiện, sinh sống, định cư, và mất đi trên bản đồ lưu vực sông Mekong một thời gian khá lâu.

Lung Cột Cầu - Bưng Đá Nổi theo lời kể lại của dân gian, xưa kia là một vùng đầm lầy hoang dại. Người ta đã gặp rất nhiều cọc gỗ lớn trong một số ao, bàu quanh vùng, ở độ sâu 2, 3 m dưới lớp phù sa thực vật. Người ta cũng phát hiện nhiều tảng đá xanh, hình khối chữ nhật đã được gia công, “nổi” lên trong cái ao của khu di tích hiện nay. Cùng với những di vật bằng gốm, đồng, vàng, cùng với những xương thú lớn đã hóa thạch, những chuyên gia đã khẳng định dưới nền đất phù sa của Bưng Đá Nổi - Lung Cột Cầu cách đây trên 1.500 năm đã có cư dân Phù Nam cổ sinh sống thành một cộng đồng khá phồn thịnh. Nguyên nhân nào mà nền văn minh Óc Eo rực rỡ, có một địa bàn rất rộng khắp Đông và Tây Nam bộ bị suy tàn, mất dấu vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Bưng Đá Nổi - Lung Cột Cầu hiện nay là một điểm tham quan du lịch văn hóa và sinh thái. Vào các dịp lễ hội lớn nơi đây thường tổ chức các loại hình sinh hoạt nghệ thuật khá hoành tráng. Do cảnh quan thơ mộng, trữ tình, nơi đây thường có các đoàn nghệ thuật đến quay phim, dựng cảnh.

Website báo Hậu Giang

Kẹo dừa - Đặc sản Bến Tre



Bến Tre nước ngọt sông dài
Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo
Gái Mỏ Cày vừa khéo (lại) vừa ngoan.

Kẹo dừa Bến Tre vừa là một đặc sản ẩm thực, vừa là một nghề thủ công truyền thống mang đậm văn hóa xứ sở. Đất nước ta có nhiều vùng trồng dừa nhưng Bến Tre chính là nơi ra đời và phát triển nghệ thuật chế biến kẹo dừa. Các nghệ nhân ẩm thực Bến Tre đã không ngừng kế thừa nghệ thuật làm kẹo dân gian này để nâng lên thành một ngành hàng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế và quảng bá văn hóa ẩm thực Bến Tre trong và ngoài nước.

Ngày xưa người Bến Tre làm kẹo dừa để ăn trong gia đình hay để biếu bè bạn, người thân trong những dịp lễ tết. Sau đó, nghệ thuật làm kẹo dừa đã không ngừng được cải tiến và đã trở thành một sản phẩm truyền thống đặc biệt của Bến Tre.
Kẹo dừa - Đặc sản Bến Tre

Kẹo dừa - Đặc sản Bến Tre


Kẹo dừa Bến Tre có nguồn gốc từ huyện Mỏ Cày. Theo các tư liệu sưu tầm được thì người đầu tiên làm ra kẹo là bà Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1914, cư ngụ tại khu phố 1, thị trấn Mỏ Cày. Nguyên liệu làm kẹo dừa gồm: nước cốt dừa, mạch nha, đường (trước kia người ta dùng đường thùng nhưng ngày nay dùng đường cát). Mạch nha được chắt lọc từ chất đường của hạt nếp khi được ủ cho lên mầm.

Muốn làm kẹo ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Thóc nếp dùng để nấu mạch nha phải là nếp tốt, hạt to chín đều. Để nẩy mầm thóc phải được tưới bằng nước mưa sạch rồi đem nấu lấy mạch nha. Thợ nấu mạch nha phải là thợ lành nghề điêu luyện. Dừa khô lựa trái “rám vàng” mới vừa hái xuống. Vì trái dừa mới bắt đầu khô này có hương vị đặc trưng, nước cốt có độ ngọt thanh. Đường nấu kẹo phải chọn loại đường mới, có màu vàng tươi.

Xưa kia người ta cho tất cả nguyên liệu vào bể chứa trộn đều sau đó đun sôi rồi cho vào thạp ủ (chiều làm kẹo, sáng nấu bột). Trong sản xuất đại trà hiện nay, sau khi pha chế nguyên liệu xong người ta cho vào chảo, đun sôi, sử dụng máy quay được lắp sẵn trên chảo và quay cho đến khi nào kẹo “tới” thì đổ ra mâm đã bôi dầu dừa để chống dính. Tiếp theo, dùng vải nhựa có bôi dầu dừa để ép kẹo vào khuôn, chờ nguội rồi cắt thành viên, sau đó gói từng viên kẹo riêng rồi cho vào bao bì tùy trọng lượng đặt hàng.

Ngày nay, người Bến Tre đã cải tiến làm thêm nhiều loại kẹo dừa có kết hợp với các nguyên liệu khác làm cho kẹo dừa Bến Tre ngày càng phong phú. Người ta đã cho thêm hương vị sầu riêng, đậu phộng và thậm chí cả ca cao vào kẹo. Đây là hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực rất sáng tạo để đáp ứng sở thích của nhiều đối tượng khách hàng, để có thể mở rộng thị trường. Du khách đến Bến Tre thường mua kẹo về làm quà cho gia đình, người thân, bè bạn. Có thể nói kẹo dừa khá gắn bó với cuộc hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực, du lịch ở Bến Tre.

Hiện tại Bến Tre có 151 cơ sở sản xuất kẹo dừa, gồm 15 công ty, 9 doanh nghiệp tư nhân, số còn lại là hộ cá thể, có khả năng sản xuất trên 30.000 tấn/năm. Cơ sở sản xuất tập trung chủ yếu trên địa bàn thị xã Bến Tre, huyện Mỏ Cày và Châu Thành, giải quyết việc làm cho trên một vạn lao động nghèo với thu nhập từ 700.000 - 1.000.000 đồng/tháng.
Kẹo dừa - Đặc sản Bến Tre

Kẹo dừa - Đặc sản Bến Tre


Từ nguồn nguyên liệu dừa rất phong phú của Bến Tre, cộng thêm tài khéo léo của người chế biến, người xứ dừa đã biết tăng thêm giá trị văn hóa, giá trị của lao động thủ công truyền thống vào sản phẩm để làm cho trái dừa không chỉ là nguồn nguyên liệu thô mà nó đã được nâng giá trị lên nhiều lần. Ở đây yếu tố văn hóa trong sản phẩm thủ công đã làm nên giá trị kinh tế, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân xứ dừa. Mặt khác, chính nhờ có sự phát triển kinh tế như vậy mà nghệ thuật thủ công truyền thống lại được trân trọng, gìn giữ và không ngừng phát triển.

Điều đáng mừng là các lò kẹo thủ công truyền thống danh tiếng như Bến Tre, Yến Hương, Thanh Long, Thiên Long, Tuyết Mai... đã không ngần ngại đầu tư bạc tỷ để đổi mới công nghệ sản xuất kẹo truyền thống, tạo nên nhiều mẫu mã, kiểu dáng ngày càng hấp dẫn khách hàng. Theo truyền thống sản xuất xưa nay các cơ sở sản xuất kẹo dừa luôn xem trọng chất lượng, chữ tín, không sử dụng chất bảo quản, đường hóa học và các chất cấm khác nhằm khẳng định thương hiệu của mình. Nhờ vậy kẹo dừa Bến Tre đã có mặt ở các thị trường trong cả nước và còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ.

Một sự kiện như biểu hiện sự thành công lớn của ngành kẹo dừa Bến Tre trong năm 2002 là cùng một lúc bà Phạm Thị Tỏ - Giám đốc Công ty TNHH Đông Á đã nhận được 4 giải thưởng lớn tại Hội chợ triễn lãm hàng tiêu dùng được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11-2002. Trong 4 giải thưởng ấy, điều đáng nói là viên kẹo dừa Bến Tre lần đầu tiên được xếp vào danh mục các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao. Giải thưởng ấy như là sự xác lập chỗ đứng, khẳng định về chất lượng của viên kẹo dừa Bến Tre trên thương trường trong, ngoài nước. Ngoài ra kẹo dừa hiệu Thiên Long cũng được nhận cúp vàng Thương hiệu vì sức khỏe cộng đồng do Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế tặng tại hội chợ thành phố Cần Thơ Xuân Đinh Hợi 2007.

Nghề sản xuất kẹo ở Bến Tre cần được tiếp tục cải tiến về công nghệ, mẫu mã cũng như việc kết hợp với các nguyên phụ liệu khác, qua đó sẽ từng bước nâng dần chất lượng, cả về hình thức để kẹo dừa mãi mãi là niềm tự hào của người Bến Tre.

Sưu tầm

Bến Quê Miền Tây Nam Bộ


Sông quê nước chảy đôi bờ
Để anh chín dại mười khờ thương em...
Trên mỗi dòng sông dù bên lở hay bên bồi đều đầy ấp những kỷ niệm và luôn chảy tràn trong ký ức của mỗi người chúng ta...
Không biết tự bao giờ người miền Tây khi sinh ra đã thấy dòng sông lượn quanh trước cửa. Những dòng sông con rạch cứ nối tiếp nhau chở phù sa vun đắp cho ruộng vườn, ôm ấp xóm làng như vòng tay mẹ thân thương.

Bến quê Miền Tây Nam Bộ
Bến quê Miền Tây Nam Bộ


Rồi ven từng dòng sông, con rạch ấy cho mỗi ngôi nhà quê có một bến sông để ra đó mỗi ngày...

Bến quê Miền Tây Nam Bộ
Bến quê Miền Tây Nam Bộ




Dòng sông, bến nước, con đò đã chứng kiến biết bao chuyện buồn vui, nhọc nhằn, lam lũ ở thôn quê...

Những giỏ trái cây vườn nhà nặng quằn nơi vai chú, vai cha mang xuống bến cho kịp chuyến chợ sớm, chợ chiều...

Bến quê Miền Tây Nam Bộ
Bến quê Miền Tây Nam Bộ


Dòng sông cũng đong đầy con nước lớn cho mấy dì, mấy chị giặt áo, gội đầu giữa trưa hè oi ả...
Bến quê Miền Tây Nam Bộ

Bến quê Miền Tây Nam Bộ
Bến quê Miền Tây Nam Bộ
Bến quê Miền Tây Nam Bộ


Bến sông quê cho mẹ múc từng thùng nước đổ vào khạp rồi lóng phèn, lóng luôn hạt phù sa khi mùa nước nổi tràn về...

Bến quê Miền Tây Nam Bộ


Mùa nước về kéo theo từng đám lục bình nhấp nhô rồi xô dạt cho đôi bờ xanh ngát...

Bến quê Miền Tây Nam Bộ

Bến quê Miền Tây Nam Bộ
Nước cứ lững lờ trôi để hoa bần rụng trắng bến sông quê. Những trái bần ổi đong đưa cho tuổi thơ bồng bềnh trên chiếc xuồng con hái trái. Cái vị chua nơi đầu lưỡi bây giờ sẽ chìm vào miền ký ức khi đã lớn khôn.
Bến quê Miền Tây Nam Bộ

Bến quê Miền Tây Nam Bộ


Bến sông quê cho tuổi thơ ngụp lặn, lao vào dòng nước xanh mát, khấy động cả một khúc sông chiều. Để rồi mai đây khi ngoãnh lại, bến sông quê sao mà thân thương quá đổi. Để thấy trong sự lớn lên của mình có vị ngọt phù sa...

Bến sông quê cũng chứa chan bao điều thầm kín của biết bao đôi trai gái ở miền quê này...

Bến quê Miền Tây Nam Bộ
Bến quê Miền Tây Nam Bộ



Những câu chuyện tình đẹp hay man mác buồn trên mỗi dòng sông, bến nước đều để lại những hình ảnh thân thương mà mỗi lần bắt gặp một dòng sông ký ức ngày xa cứ cuồn cuộn chảy về...

Nhà thơ Trần Quang Hiển dường như cũng có một nỗi niềm như thế!
Tôi về tắm mát sông quê,
Bến xưa thuyền đậu lời thề nơi đâu.
Sông sâu ai đã bắc cầu,
Em về bên ấy làm dâu nhà người.

Sông trong, trong cả nụ cười,
Cho tôi mang suốt một thời chiến tranh.
Bây giờ mây nước trong xanh,
Làng quê xóm cũ vắng tanh chợ chiều.

Sông ơi! chảy giữa bao điều,
Trôi đi năm tháng xoá nhiều thương đau.
Ngàn đời nước chảy sông sâu,
Tôi về bến cũ tìm đâu bóng người.

Bến quê Miền Tây Nam Bộ




Có bến sông buồn - khi cách trở tình riêng! Có bến sông vui - khi chờ mẹ đi chợ về. Rồi cũng có bến sông gần, có bến sông xa... Mỗi bến sông dường như có tâm trạng riêng, có nỗi niềm riêng, có uẩn khúc riêng và có số phận riêng của nó...

Nhưng dù thế nào đi nữa, bến sông quê luôn cho ta tìm thấy sự dịu mát, trong lành, yên ả. Bởi dòng sông vẫn chảy, vẫn chứa đầy những kỷ niệm đẹp của mỗi người sinh ra và lớn lên bên cạnh dòng sông quê gần gũi, yêu thương và gắn bó...

Sưu tầm