Đi Sóc Trăng, mọi người đều nhắc là phải vào chùa Dơi
thăm quan. Chùa Dơi có nhiều tên khác nhau, là Mã Tộc, là Mahatup, là chùa Đất
Sét. Với những người ưa khám phá, thì chùa Dơi luôn là điểm đến lý tưởng và với
nhiều điều bí ẩn mà con người không thể lý giải được.
Chỉ có ở chùa Mahatup
Người Sóc Trăng gọi chùa Dơi là
chùa Mã Tộc. Thượng tọa Kim Rêne, trụ trì đời thứ 19, nói: Chùa có tên chính
thức là Mahatup. Những tên khác như chùa Dơi là được gắn với việc ở chùa có rất
nhiều con dơi sinh sống. Chùa Đất sét là tên mà người ta đặt cho chùa bởi có
nhiều pho tượng quý được tạc bằng chất liệu đất sét. Đã nhiều năm trôi qua,
những pho tượng này vẫn còn vẹn nguyên giá trị nghệ thuật, tâm linh đối với
người Khmer.
Chùa Dơi Sóc Trăng |
Ban đầu, chùa được xây dựng bằng
vật liệu tre lá, sau đó được tôn tạo, sửa chữa, trùng tu, bằng gạch và lợp mái
bằng ngói. Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chánh điện, Sala và nhà thờ
cố lục cả Thạch Chia - người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Kiến
trúc của chùa là lối kiến trúc truyền thống của người Khmer ở khu vực đồng bằng
sông Cửu Long. Đây là ngôi chùa điển hình nhất trong hơn 600 ngôi chùa của đồng
bào Khmer với quần thể kiến trúc đẹp. Mái chùa gồm hai tầng lớp ngói mầu. Phía
đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo hình rắn Naga cong vút. Trên đỉnh
chùa có một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng
tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời đón chào khách thăm
viếng. Trong chính điện (sanctury) có một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá
nguyên khối trên một tòa sen cao khoảng hai mét. Khắp trên tường chùa là những
bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi
nhập Niết bàn. Bên cạnh đó còn có một pho tượng sinh động miêu tả Đức Phật cưỡi
trên rắn thần Muchalinda. Trong khuôn viên của chùa có nhiều bảo tháp (stupa) -
chứa di hài các nhà sư quá cố và nhà hội Sa La như kiểu nhà rông (hay còn gọi
là hội trường).
Về những bộ kinh luận viết trên
lá cây thốt nốt, bảo vật trong hàng tứ quý long - ly - quy - phượng, Thượng tọa
Kim Rêne khẳng định: "Đó là bảo vật của chùa, không phải ai cũng được nhìn
thấy. Đó là câu chuyện dài mà một đời người khó có thể kể hết. Bởi những xuất
xứ rất riêng, bởi những lý do rất bình dị... là vì sao bộ kinh luận lại được
viết trên lá cây thốt nốt. Rồi thì quá trình quản lý, bảo dưỡng những tượng
quý..."
Phía bên trong nhà chính điện mới
được trùng tu có một hồ nước, xung quanh bờ được kè bằng đá, trên bờ là cây,
ghế đá... Nơi này, cho người ta cảm giác như đến với rừng nhưng lại có núi và
nước, yên lành và thanh tịnh. Ban ngày, mặt hồ tĩnh lặng, chỉ lăn tăn sóng khi
có những đợt gió. Màn đêm buông xuống, mặt hồ bắt đầu chuyển động dưới ánh đèn
mờ ảo.... Lúc này, cá dưới hồ mới bắt đầu đi kiếm ăn. Cá ngoi lên bờ đớp đớp
nước như xin thức ăn của người đứng xem. Người ta đứng trên bờ, muốn nhìn cá
thì vỗ tay, cá ngoi lên đúng chỗ người đứng và chúng tranh nhau đớp khi người
thả đồ ăn là ruột bánh mì, là mì tôm, kẹo...
Bí ẩn ngàn năm
Chùa Dơi là cái tên dân gian tự
đặt cho chùa Mahatup như một cách để phân biệt giữa các chùa của người Khmer ở
Sóc Trăng. Tất nhiên, nó còn lý do khác là chùa này rất nhiều dơi sinh sống. Có
những thời điểm có đến cả triệu con tụ tập về đây. Thượng tọa Rêne kể: Từ khi ông
còn nhỏ đã thấy rất nhiều dơi ở chùa. Chúng là loài dơi quạ, tên khoa học là
Flying -fox. Ngoài dơi ra còn có cò, diệc... cùng chung sống ở trên các cây của
chùa. Thế nhưng, cò và diệc đã không có mặt ở chùa cách đây 50 năm rồi.
Chùa Dơi Sóc Trăng |
Choạng vạng tối, dơi rủ nhau đi
tìm thức ăn, bay đen kín cả một trời đến vài tiếng mới hết. Sáng ra, khoảng 4h
sáng là chúng bắt đầu bay về và rải rác cho đến 7h. Thức ăn của dơi là trái cây
ngọt. Dơi bay đi tìm thức ăn ở rất xa, quanh vùng đồng bằng sông Tiền, sông Hậu
- nơi có miệt vườn với nhiều loại trái cây ngọt, thơm. Có điều lạ là khuôn viên
của chùa rộng hơn 3 ha, có rất nhiều loại cây ăn quả như xoài, vú sữa, sầu
riêng, măng cụt... nhưng đàn dơi không bao giờ ăn quả của chùa. Những cành cây
quả ngọt từ vườn nhà dân, chĩa qua tường, vào khuôn viên của chùa, dơi cũng
không ăn quả ở những cành cây đó.
Con dơi mới đẻ, sải cánh đã là
50cm; dơi lớn, sải cánh lên tới 1,5 m; loại 1 - 1, 2m thì rất nhiều, còn trung
bình là 70-90cm. Dơi ở đây nặng trung bình khoảng 1kg, con con nặng tới 1,5kg.
Ban ngày dơi treo mình trên các
cành cây ngủ yên lành. Có nhiều cây dơi đu mình trên những cành cây treo đầu
xuống phía dưới ngủ yên lành, nhìn từ xa, nhiều người không biết, cứ ngỡ là
trái cây. Điều đặc biệt, những con dơi ở chùa rất nhớ vị trí của mình, nó đã
ngủ ở đâu thì sau đêm miệt mài kiếm ăn, sáng ra vẫn về đúng vị trí đó.
Vài năm trở lại đây, đàn dơi giảm
mạnh. Theo ước tính của Thượng tọa Kim Rêne, đàn hiện chỉ bằng 20% của những
năm 90 của thế kỷ trước. Nguyên nhân là do khi dơi đi kiếm ăn đã đã bị giăng
lưới bắt để làm thịt. Trung bình một năm, đàn dơi sinh sản được 1.000 con nhưng
vẫn không đủ bù đắp số lượng bị đánh bắt. Với tốc độ săn dơi như hiện nay nếu
không bị đánh bắt thì phải khoảng 10 năm nữa mới khôi phục được số lượng lúc
đông nhất.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét